Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Club Brugge, 00h45 ngày 19/2
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo ES Setif vs Belouizdad, 22h45 ngày 20/2: Trên đà hưng phấn -
Amazon Prime tăng phí 43%(Ảnh: Lovemoney) Thay đổi có hiệu lực từ ngày 15/9 đối với những người dùng đăng ký mới hoặc gia hạn thành viên.
Tại Pháp và Đức, phí thường niên tăng lần lượt 30% và 42,6%, lên gần 90 và 70 EUR. Tại Italy, phí thường niên tăng 38% lên 49,9 EUR.
Thay đổi được Amazon đưa ra nhằm củng cố lợi nhuận trong lúc nhu cầu sụt giảm. Những người dùng từng ở nhà trong suốt dịch Covid-19 nay hạn chế mua sắm trực tuyến, khiến doanh số mảng bán lẻ của Amazon tăng trưởng chậm lại. Gã khổng lồ thương mại điện tử còn đối mặt với chi phí tăng do lạm phát cao nhất trong vòng 40 năm.
Trong thông báo gửi khách hàng tại Tây Ban Nha, công ty chỉ ra lạm phát là một trong những nguyên nhân tăng phí. Người phát ngôn Amazon cho biết chi phí vận chuyển tăng cũng là một yếu tố.
Áp lực lạm phát ảnh hưởng đến cả người bán hàng (seller) trên Amazon. Vào tháng 4, công ty thêm phụ phí xăng xe và lạm phát 5% đối với seller bên thứ ba để bù đắp chi phí. Đầu năm nay, Amazon đã tăng phí Prime tại Mỹ từ 119 lên 139 USD/năm.
Người dùng phàn nàn về mức phí mới của Amazon Prime (Ảnh: DailyMail) Trước động thái tăng phí Amazon Prime, nhiều khách hàng đã bày tỏ sự bất mãn trên mạng xã hội và kêu gọi mọi người hủy đăng ký. Một số người tại Anh thắc mắc vì sao phí thường niên tăng 16 bảng nhưng phí theo tháng chỉ tăng 1 bảng, đồng nghĩa với khách hàng đóng phí theo năm sẽ bị “hớ” 4 bảng.
Amazon Prime mang đến nhiều ưu đãi cho thành viên. Bên cạnh thời gian giao hàng trong 2 ngày, thành viên Prime còn nhận được các quyền lợi khác như truy cập dịch vụ stream nhạc và Prime Video. Cùng với việc tăng phí, Amazon nói sẽ tăng số lượng sản phẩm, dịch vụ mà người dùng được sử dụng, bao gồm bổ sung nhiều nội dung hơn để xem trên Prime Video.
Amazon sẽ công bố báo cáo kinh doanh quý II vào ngày 28/7.
Du Lam (Theo Fortune)
CEO bị bắt vì bán 1 tỷ USD hàng Cisco nhái trên Amazon, eBay
Onur Aksoy, 38 tuổi, bị cáo buộc nhập khẩu hàng ngàn thiết bị mạng Cisco nhái từ Trung Quốc rồi bán trên Amazon và eBay.
"> -
Nga phạt hàng loạt ứng dụng lưu trữ dữ liệu người dùng ở nước ngoài(Ảnh: Reuters) Tranh chấp giữa Nga và Big Tech phương Tây về nội dung, kiểm duyệt, dữ liệu và văn phòng đại diện ngày một leo thang kể từ khi Nga tấn công Ukraine ngày 24/2. Tòa án quận Tagansky của Nga hôm 28/7 phạt WhatsApp 18 triệu rouble (301.255 USD) do lặp lại lỗi khiến ứng dụng từng bị phạt 4 triệu rouble hồi tháng 8 năm ngoái. Tháng trước, Google bị phạt 15 triệu rouble.
Tòa cũng phạt Match, chủ sở hữu ứng dụng hẹn hò Tinder, 2 triệu rouble và Snap, Hotels.com mỗi bên 1 triệu rouble, dịch vụ nghe nhạc Spotify 500.000 rouble.
Cơ quan quản lý Roskomnadzor cho biết 5 công ty nói trên không cung cấp được tài liệu xác nhận đang tiến hành lưu trữ và xử lý dữ liệu người dùng Nga trong nước. Expedia, đơn vị sở hữu Hotels.com, đang xem xét quyết định của tòa án nhưng xác nhận Hotels.cm đã đóng cửa tại Nga từ ngày 1/4 và không còn thu thập dữ liệu người dùng Nga. Spotify đóng cửa văn phòng ở Nga và ngừng dịch vụ không lâu sau đó.
Nga đã cấm cửa Instagram và Facebook cũng như Twitter tại nước này sau khi cuộc chiến tại Ukraine bắt đầu. Meta bị phát hiện “hành động cực đoan” dẫn đến bị hạn chế, song ứng dụng WhatsApp cùng công ty vẫn hoạt động.
Hơn 600 doanh nghiệp nước ngoài đã chấp hành yêu cầu của Nga từ khi luật lưu trữ liệu thông qua năm 2015, theo Anton Gorelkin, Phó ban Chính sách thông tin của Quốc hội Nga. Trên Telegram, ông viết: “Trong bối cảnh chiến tranh thông tin với phương Tây, chúng tôi tin rằng luật này cần thiết. Chỉ bằng cách này, mới đảm bảo tình báo nước ngoài và mọi thể loại lừa đảo không tiếp cận được dữ liệu”.
Du Lam (Theo Reuters)
Nga tuyên bố sẽ phạt Apple vi phạm luật chống độc quyền
Cơ quan cạnh tranh Nga ngày 19/7 cho biết sẽ phạt Apple do vi phạm các luật chống độc quyền của Nga và lạm dụng vị thế thống trị trên thị trường chợ ứng dụng.
"> -
Thu nhập khủng từ Google, Facebook…các cá nhân bị truy thu 356 tỷ đồng trong 6 thángNhiều người có nguồn thu nhập khủng từ Google, Facebook… Ảnh minh họa: Internet Theo quy định của cơ quan thuế, các cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai, sẽ thực hiện nộp thuế theo từng lần phát sinh. Cơ quan thuế cho hay, việc kê khai phát sinh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân trong việc khai, nộp thuế.
Các cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số thì nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Những tổ chức là đối tác tại Việt Nam của các nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam (có thỏa thuận thực hiện chi trả thu nhập cho cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số thông qua tổ chức đối tác tại Việt Nam), thì phải khai và nộp thay cho cá nhân trên toàn bộ doanh thu hợp tác kinh doanh.
Số thu từ xử lý vi phạm với các tổ chức, cá nhân có thu nhập từ TMĐT, nội dung số qua các năm. Nguồn: Tổng cục Thuế Doanh thu tính thuế là số tiền mà cá nhân nhận trực tiếp từ YouTube hoặc số tiền nhận từ đối tác là các mạng đa kênh (đối tác của YouTube tại Việt Nam) không được trừ chi phí trước khi tính thuế do không phải là doanh nghiệp.
Đối với cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập.
Trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số mà nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài thực hiện chi trả thông qua các đối tác tại Việt Nam, thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm tổ chức đối tác tại Việt Nam thực nhận khoản chi trả từ các nền tảng này. Mức thuế phải nộp là 7%, trong đó thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 5% và thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) 2%.
Câu chuyện thu nhập của các YouTuber (người sáng tạo nội dung trên YouTube) cũng luôn là đề tài được nhiều người quan tâm khi các kênh YouTube có lượng người theo dõi lớn, bật kiếm tiền có thể kiếm được tiền tỉ mỗi năm. Đây đang là công việc thu hút rất nhiều đối tượng tham gia. Theo thống kê của cơ quan chức năng trước đó, Việt Nam có khoảng 15.000 kênh được bật nút kiếm tiền trên YouTube. Nhưng chỉ có khoảng 30% trong số đó chịu sự quản lý của các mạng đa kênh, có kê khai và nộp thuế.
Với quy định của cơ quan thuế, nếu không lựa chọn phương pháp kê khai, các cá nhân có thể chọn phương pháp đóng thuế dựa trên từng giao dịch phát sinh để cơ quan thuế có thể quản lý.
Trên thực tế, nhiều trường hợp cá nhân có phát sinh thu nhập cao từ các nền tảng xuyên biên giới nhưng chưa nộp thuế, đã bị truy thu với số tiền lớn.
Thông tin trên báo chí, Cục Thuế TP.HCM đã xử lý 38 cá nhân có thu nhập từ Google với số thuế xử lý truy thu, phạt và tiền chậm nộp lên đến 169 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong đó, có 1 cá nhân bị truy thu và phạt tới 31 tỷ đồng.
Trước đó, Cục Thuế Hà Nội cho biết, qua rà soát cho thấy có 1.194 cá nhân trên địa bàn hoạt động TMĐT nhận thu nhập từ các tổ chức nước ngoài như Google, Facebook… Tính đến tháng 12/2021, số nộp ngân sách năm 2020 là 134 tỷ đồng, số nộp ngân sách năm 2021 là 129,3 tỷ đồng.
Duy Vũ
Microsoft, Facebook, Netflix, TikTok, eBay... tự kê khai và nộp 20 triệu USD tiền thuế vào ngân sách
Kể từ 3/2022, đã có 26 nhà cung cấp nước ngoài lớn như Microsoft, Facebook, Netflix, TikTok,eBay... đăng ký, kê khai và nộp khoảng 20 triệu USD tiền thuế qua cổng thông tin điện tử dành cho các đơn vị này.
">